The Savills Blog

Thành phố công nghệ và thứ hạng của Việt Nam?

Savills Vietnam

Thành phố công nghệ là gì?

Savills định nghĩa Thành phố Công nghệ là một trung tâm công nghệ quan trọng trong khu vực bởi sự phát triển của những doanh nghiệp công nghệ toàn cầu, được nhận một dòng vốn đầu tư mạo hiểm lớn; là một trong những địa điểm mà các công ty công nghệ toàn cầu có kế hoạch mở rộng tới trong tương lai; một thành phố sôi động để sống và làm việc; là nơi đào tạo và thu hút cho nhân tài.

Đây cũng là nơi tập trung được những công ty khởi nghiệp và công ty công nghệ với nền kinh tế phát triển nhất thế giới với GDP dự kiến sẽ tăng khoang 36% trong một thập kỷ tới, so với mức tăng trưởng dự kiến 19% tại các thành phố đã phát triển khác.

Tiêu chí đánh giá thành phố công nghệ

Savills đánh giá những yếu tố làm nên thành công của Thành phố Công nghệ dựa trên 100 tiêu chí riêng biệt, theo sáu danh mục chính: (1) môi trường kinh doanh, (2) môi trường công nghệ, (3) mức độ sôi động và lành mạnh của thành phố, (4) nguồn nhân lực, (5) chi phí bất động sản và (6) mức độ thuận tiện trong di chuyển.

Bảng xếp hạng năm 2019

New York đã chiếm vị trí dẫn đầu trong năm nay, vượt qua quán quân trước đó là San Francisco và trở thành trung tâm công nghệ hàng đầu thế giới năm 2019 với chỉ số vượt bậc trong môi trường kinh doanh, nguồn nhân lực, lối sống và liên kết giao thông thuận tiện.

San Francisco dẫn vị trí thứ hai, trong đó thành phố này có chỉ số môi trường công nghệ được đánh giá cao hơn quán quân New York.

London đứng tại vị trí thứ ba nhờ mức độ sôi động và lành mạnh, mức độ thuận tiện trong di chuyển và chỉ số đầu tư vượt trội.

Savills Vietnam

Mức độ thuận tiện trong di chuyển “Mức độ thuận tiện trong di chuyển” xem xét khả năng di chuyển dễ dàng của người tham gia giao thông khi di chuyển từ địa điểm A tới B. Lần đầu tiên, Savills xét đến yếu tố ‘mức độ thuận tiện trong di chuyển’ trong bảng xếp hạng Thành phố Công nghệ bởi với tốc độ đô thị hóa toàn cầu ngày càng tăng, mức độ hiệu quả của hệ thống giao thông trong thành phố đang ngày càng trở nên quan trọng. Ngay cả khi một thành phố có nguồn nhân lực công nghệ dồi dào, nhưng nếu cơ sở hạ tầng giao thông gây mất nhiều thời gian và chi phí cho nhân viên khi đến nơi làm việc thì điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tương lai của các công ty công nghệ và thành công chung của thành phố.

Savills Vietnam

Lần đầu tiên, năm thành phố của Trung Quốc có mặt trong bảng xếp hạng. Ngoài ra, trong 30 thành phố công nghệ được xếp hạng thì phần lớn các thành phố Châu Á đều dẫn đầu về hệ thống tàu điện. Các hệ thống này có quy mô lớn, hiện đại, cung cấp hệ thống điều hòa và dịch vụ Wi-Fi trên tàu hiện có mức chi phí thuộc hàng thấp nhất thế giới. Cơ sở hạ tầng đô thị là tiêu chí cuối cùng, xem xét & đánh giá chất lượng môi trường đô thị của các thành phố. Các thành phố châu Âu hiện đang chiếm lợi thế trong tiêu chí này. Amsterdam, Copenhagen, Stockholm và Barcelona nằm trong số các thành phố thân thiện với xe đạp nhất trên thế giới.

Mặc dù không dẫn đầu trong bất kỳ nhóm yếu tố nào, xét một cách tổng thể London hiện đứng đầu trong các thành phố công nghệ về ‘mức độ thuận tiện trong di chuyển’. Hệ thống giao thông công cộng của London có dịch vụ bán vé thông minh (qua di động, thanh toán không tiếp xúc, thẻ Oyster), được tích hợp trên tất cả các phương tiện giao thông (từ đường sắt đến xe buýt).

Tuy rằng Việt Nam không có trong bảng xếp hạng Thành phố Công nghệ 2019 của Savills, nhưng Savills tin tưởng rằng sự chênh lệch giữa các thành phố của nước ta và các thành phố trong top 30 thành phố công nghệ cho thấy chúng ta còn nhiều cơ hội để học hỏi. Bà Đỗ Thị Thu Hằng, Phó Giám đốc, Trưởng bộ phận nghiên cứu Savills Hà Nội nhận định: “Hiện Việt Nam còn đang thiếu 2 trong số 3 tiêu chí đánh giá mức độ thuận tiện trong di chuyển: dịch vụ giao thông chia sẻ & hệ thống tàu điện. Trong khi đó, xét trên tiêu chí cuối cùng – cơ sở hạ tầng đô thị, Hà Nội & TP.HCM còn nhiều điểm có thể cải thiện. Cũng như cách các thành phố công nghệ có thể học hỏi lẫn nhau, Hà Nội & TP.HCM có thể học hỏi các thành phố hàng đầu về công nghệ này để cải thiện mức độ thuận tiện trong di chuyển, cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị, tăng tỷ lệ sử dụng giao thông công cộng và giảm ô nhiễm không khí. Nếu làm được điều này, kết hợp với những lợi thế sẵn có của Việt Nam như nguồn nhân lực công nghệ dồi dào, chi phí BĐS tương đối thấp, nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn, thì mức độ cạnh tranh của các thành phố Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ sẽ sớm tăng lên”


Các bài viết liên quan